Tổng hợp những lăng tẩm mà bạn nhất định phải ghé thăm khi tới Huế

Huế là một trong những thành phố có nhiều di sản lịch sử và văn hóa đặc sắc nhất Việt Nam, trong đó không thể không nhắc đến Lăng Tẩm của các vị hoàng đế triều Nguyễn. Cùng Tour2go điểm tên những lăng tẩm nhất định phải ghé thăm khi đến với Huế nhé!

I. Ghé thăm 5 lăng tẩm nổi tiếng nhất tại Huế

1. Lăng Gia Long

Lăng Gia Long (hay còn gọi là Thiên Thọ Lăng) là nơi an nghỉ của vị vua đầu tiên sáng lập ra triều Nguyễn.
  • Địa chỉ: thôn Định Môn, xã Hương Thọ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Giá vé: 150.000 VNĐ/người lớn, miễn phí với trẻ dưới 12 tuổi
  • Giờ mở cửa: 7h00 – 17h30 từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. 

1.1. Quá trình xây dựng lăng Gia Long

Theo như tài liệu lịch sử ghi chép thì vào năm 1814, Thừa Thiên Cao Hoàng hậu (Tống Thị Lan) qua đời. Để bày tỏ lòng thương tiếc với người vợ hiền đã đồng cam cộng khổ từ thuở hàn vi, nhà vua đã cho xây dựng lăng mộ theo lễ hợp lăng của người xưa. Sau khi vua băng hà thì theo di nguyện được chôn cất ngay bên phần mộ của hoàng hậu.

1.2. Kiến trúc của lăng Gia Long

Lăng vua Gia Long nằm ở khu vực rộng lớn được bao quanh bởi một tường bao, tạo nên một không gian trang nghiêm và tôn trọng. Cổng chính của lăng được gọi là Cổng Đại Hòa, là một trong những điểm kiến trúc đặc biệt nổi bật của lăng.

Bên trong, lăng vua Gia Long bao gồm các công trình như Điện Thái Hoa, nơi các buổi lễ và hoàng đế tiếp xúc với quan lại diễn ra, và mộ phủ của vua Gia Long và hoàng hậu Thừa Thiên. Kiến trúc của lăng thể hiện sự hòa quyện giữa phong cách kiến trúc cổ điển của Việt Nam với ảnh hưởng của kiến trúc phương Đông.

2. Lăng Khải Định

Lăng Khải Định là lăng mộ của vua thứ 12 nhà Nguyễn – Khải Định.
  • Địa chỉ: Khải Định, Thủy Bằng, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
  • Giá vé: 150.000 VNĐ/người lớn, miễn phí cho trẻ dưới 6 tuổi
  • Giờ mở cửa: 6h30 – 17h30 từ Thứ 2 đến Chủ Nhật

2.1. Quá trình xây dựng lăng Khải Định

Lăng Khải Định ở Huế được khởi công xây dựng từ 4/9/1920, quá trình xây dựng lăng tẩm đẹp bậc nhất xứ Huế này kéo dài trong 11 năm, là lăng tẩm tiêu tốn thời gian hoàn thành lâu, và tốn nhiều công sức, tiền bạc nhất. 

2.2. Kiến trúc của lăng Khải Định

Tổng thể lăng Khải Định Huế là một khối nổi hình chữ nhật, gồm có 127 bậc thang. Lăng Khải Định có lối kiến trúc giao thoa hài hòa giữa phong cách Á – Âu, cổ điển và hiện đại, ngoài ra, lăng tẩm triều Nguyễn này còn tọa lạc ở khu vực thiên nhiên phong phú, đa dạng,…Những điều này giúp cho lăng Khải Định trở thành lăng tẩm độc đáo nhất trong các lăng mộ ở nước ta.

3. Lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức là nơi yên nghỉ của ông vua Tự Đức, được xây dựng phù hợp với một tâm hồn thi sĩ lãng mạn, mộng mơ nhưng không kém phần uyên bác, thâm thúy.
  • Địa chỉ: thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, Huế, cách trung tâm thành phố Huế 6km
  • Giá vé: 100.000 VNĐ/người lớn; 20.000 VNĐ/trẻ em
  • Giờ mở cửa: 6h30 – 17h30 (mùa hè); 7h00- 17h30 (mùa đông)

3.1. Quá trình xây dựng lăng Tự Đức

Lăng vua Tự Đức được khởi công vào năm 1864 với sự tham gia của 5 vạn binh lính lúc bấy giờ. Khi mới xây dựng, lăng tẩm có tên là Vạn Niên Cơ, sau đó được đổi tên thành Khiêm Cung. Khi nhà vua băng hà, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng. 

3.2. Kiến trúc lăng Tự Đức

Bố cục của lăng Tự Đức bao gồm tẩm điện và lăng mộ với khoảng 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ được xây dựng trong khu vực của lăng. Lăng Tự Đức được xét là một trong những công trình kiến trúc đẹp nhất thuộc quần thể kiến trúc lăng mộ và cung điện của nhà vua triều đình Nguyễn tại cố đô Huế. Theo vết nhuốm thời gian, nhiều công trình kiến trúc nơi đây đã trở nên hoang tàn, đường nét kiến trúc phai mờ nhưng vẫn sở hữu kiến trúc mang nét vương giả, không lẫn vào đâu được.

4. Lăng Minh Mạng 

Lăng Minh Mạng là nơi an nghỉ của vị vua thứ 2 dưới triều Nguyễn – vua Minh Mạng, nổi bật với nét đẹp rất truyền thống, rất cổ xưa và đậm đà màu sắc của Nho giáo.
  • Địa chỉ: núi Cẩm Kê, xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Giá vé: 150.000 VNĐ/người lớn, miễn phí với trẻ dưới 6 tuổi
  • Giờ mở cửa: 7h30 đến 17h00 hằng ngày

4.1. Quá trình xây dựng lăng Minh Mạng

Sau khi lên ngôi vua được 6 năm, Minh Mạng cho người đi tìm đất để xây dựng sơn lăng cho mình. Quá trình lựa chọn vị trí để xây dựng lăng tẩm hao tổn không ít thời gian. Trải qua 14 năm ròng rã tìm kiếm, cân nhắc, đến năm 1840, nhà vua mới quyết định chọn núi Cẩm Khê làm vị trí đắc địa để tiến hành xây dựng công trình này.

4.2. Kiến trúc lăng Minh Mạng

Lăng vua Minh Mạng Huế có tổng diện tích khoảng 18ha, gồm 40 công trình lớn nhỏ được bố trí đối xứng. Các công trình được phân bố trên 3 trục lớn và song song với nhau, lấy đường Thần Đạo làm trung tâm. Hình thế của lăng Minh Mạng Huế có dáng tựa như một người đang nằm nghỉ trong tư thế gối đầu lên núi Kim Phụng, chân duỗi ra ngã ba sông trước mặt. Hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông xuôi tự nhiên, vô cùng nhàn hạ. 

5. Lăng Dục Đức

Khác nhiều lăng tẩm khác được xây dựng cực kỳ uy nghiêm, tráng lệ nhưng Lăng Vua Dục Đức lại có kiến trúc khiêm tốn và giản dị hơn.
  • Địa chỉ: 08 Duy Tân, phường An Cựu, thành phố Huế
  • Giá vé: miễn phí
  • Giờ mở cửa: 7h30 đến 17h30 từ thứ 2 – thứ 6.

5.1. Quá trình xây dựng lăng Dục Đức

Vua Dục Đức có tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Chân sinh năm 1852, vào năm 1883 ông được lên ngôi vua. Tuy nhiên chỉ sau 3 ngày đã bị phế và bị quản thúc vào Thái Y Viện. Sau 7 ngày tại nhà ngục Thừa Thiên thì ông chết vì đói. Lúc này mộ của ông được chôn tạm vào khe cồn Phước Quả nằm gần chùa Tường Quang.

Đến năm 1889 con trai của ông là Nguyễn Phúc Bửu Lân được lên ngôi và lấy niên hiệu là Thành Thái. Ngay sau khi được lên ngôi thì ông dã cho xây dựng lăng mộ cho cha của mình và đặt tên là An Lăng. Nơi này nằm cách Tường Quang khoảng 200m. Tiếp sau đó vua Thành Thái cho xây dựng thêm một ngôi miếu tại phường Thuận Cát nằm bên phải Hoàng thành để thờ cha và đặt tên là Tân Miếu.

5.2. Kiến trúc lăng Dục Đức

Lăng Dục Đức tại Huế không chỉ là nơi thờ phụng trang nghiêm, tráng lệ như lăng Khải Định hay lăng Minh Mạng. Thiết kế của lăng Dục Đức đơn giản hóa, với chỉ hai phần chính là Dinh Long Ân và mộ vua cùng hoàng hậu. Mặc dù vậy, nơi này vẫn giữ được vẻ đẹp cổ điển của kiến trúc triều Nguyễn.

II. Những lưu ý khi tham quan lăng tẩm Huế

Để có trải nghiệm tham quan lăng tẩm Huế trọn vẹn nhất, sau đây là những lưu ý khi ghé thăm những địa điểm lịch sử này:

1. Mua vé tham quan theo tuyến

Nếu bạn dự định đi đông người và dài ngày thì nên cân nhắc đến vé tham quan theo tuyến để có thể tiết kiệm được cả tiền bạc, thời gian và hơn hết là thuận tiện cho việc di chuyển giữa các địa điểm du lịch.

2. Trang phục kín đáo và lịch sự

Khi tham quan di tích cố đô Huế, các bạn lưu ý mặc trang phục lịch sự, gọn gàng. Đặc biệt tại các khu vực nội điện, nơi thờ cúng, tuyệt đối không được ăn mặc phản cảm, hở hang như quần cộc, áo may ô, váy ngắn…Nên mặc áo dài và cổ trang rất đẹp và phù hợp nha chọn màu như: trắng, hồng, đỏ, vàng trông rất nổi bật giữa khung cảnh xung quanh.

3. Ưu tiên dép, giay bệt phục vụ di chuyển

Bởi vì di chuyển rất nhiều nên bạn cần ưu tiên giày, dép bền bỉ, thoáng mồ hôi để có những trải nghiệm thoải mái nhất có thể.

4. Tránh mang theo đồ đạc cồng kềnh

Không nên mang theo các vật dụng cá nhân quá cồng kềnh. Bởi vì tham quan hệ thống lăng tẩm bạn sẽ dành thời gian để đi bộ rất nhiều. Việc mang vác nhiều đồ vật sẽ ảnh hưởng đến chất lượng trải nghiệm của chuyến đi. 

5. Chuẩn bị nước uống, vật dụng che nắng, làm mát

Ngoài trang phục phù hợp, để bảo vệ cho làn da của mình không bị sạm đen bởi cái nắng mùa hè, bạn cũng đừng quên trang bị đầy đủ cho mình nước uống và những vật dụng che nắng, làm mát như: ô, áo chống nắng và đặc biệt là kem chống nắng nhé!

Trên đây là tổng hợp những lăng tẩm nổi tiếng tại Huế và một vài tips cho chuyến du lịch tại những địa điểm nổi tiếng này. Hãy nhanh tay lưu lại để chuyến du lịch Huế thêm đáng nhớ và đừng quên liên hệ ngay Tour2go để chuyến đi thêm trọn vẹn nhất nhé! 

Bài viết liên quan
Đặc trưng Tết cổ truyền tại Việt Nam: Nét đẹp văn hóa…
Nét đặc trưng trong ẩm thực tết Việt – Những món ăn…

Đăng ký nhận khuyến mãi

Để lại Email hoặc Số điện thoại để chúng tôi có thể tư vấn thêm cho bạn


    zalo-icon
    phone-icon